Mỗi người có một tính cách và điều kiện, khả năng khác nhau sẽ có cách tập đàn khác nhau. Có 4 phong cách tập đàn dưới đây, nếu bạn đang tập đàn ở hình thức này mà chưa hiệu quả có thể thử hình thức tập đàn khác, hoặc có thể kết hợp thêm những phong cách tập đàn khác để có thể tập đàn được nhanh nhất.
- Cách tập piano truyền thống.
Người tập sẽ nghe nhạc/xem video mẫu trước khi tập đàn, chia bố cục tập đàn, quan sát quy luật bố cục mình sắp tập, đọc bản nhạc trong im lặng và thể hiện nốt nhạc đọc được trên phím đàn, tập chơi từng tay, ráp 2 tay vào với nhau theo từng đoạn nhỏ, tập thuần thục từng đoạn nhỏ và ghép các đoạn lại với nhau.
Mới bắt đầu học đàn hãy chơi từng tay, từng đoạn nhạc một.
2.Cách “miệng hát tay chơi”
Người tập đàn theo cách này giống như một số trẻ em khi học bài, thường đọc to những gì trong sách/vở ghi nhiều lần và đọc đi đọc lại thành tiếng như vậy cho tới khi thuộc bài. Người tập đàn theo cách này, sẽ chọn từng đoạn nhạc để học thuộc, sẽ viết tên nốt và đọc to tên nốt nhạc đang có trên bản nhạc hoặc hát theo tên nốt nhạc/lời bài hát đó, đồng thời tay sẽ điều khiển theo những gì mình đọc to/hát to ra như vậy. Cách tập này phù hợp với những bài hát người học đã biết giai điệu hoặc lời bài hát. Miệng hát, tay chơi đúng với tiết tấu và cao độ mà mình đọc/hát ra.
3.Cách nhìn tay, nhớ ngón tay và chơi
Người tập đàn theo cách này sẽ tập theo cách truyền thống lần thứ nhất, sau đó chỉ nhìn tay của mình, ghi nhớ tay của mình chơi như thế nào để chơi mà không nhìn bên bản nhạc nữa. Cách này phù hợp với tập từng đoạn ngắn những bài hát mà người học đã biết chơi, tuy cách này có phù hợp với một số người, nhưng với một số khác thì việc nhìn tay khi chơi là không nên.
4. Cách tập ngẫu hứng
Người tập sẽ lựa chọn đoạn mà mình muốn tập 1 cách ngẫu hứng chứ không đi theo trình tự của bài hát. Hôm nay thích, có thể tập 2 dòng đầu, đoạn tiếp theo thấy khó quá sẽ bỏ qua và tập đoạn khác. Thời gian tập cũng sẽ ngẫu hứng, lúc nào thích mới ngồi vào đàn, có khi một ngày chỉ ngồi vào đàn 5-10 phút rồi sau đó hết hứng sẽ làm việc khác, khi nào có hứng mới ngồi lại tiếp. Đối với người tập đàn theo cảm hứng như vậy, cần đảm bảo rằng: mình không bỏ qua những đoạn khó, và nghiêm khắc với bản thân mình hơn khi tập những đoạn nhạc khó. Điểm yếu của cách tập này là thường sẽ không tập được trọn vẹn một bài hát một cách chỉn chu, nhưng mỗi lần tập có hứng là sẽ tập được rất nhanh.
Bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều cách tập piano khác nhau, phù hợp với tính cách của mình nhất, không có định nghĩa sai hay đúng gì ở đây, vì tất cả đều chung mục đích: làm thể nào để bạn chơi được một bài piano nhanh nhất, con đường và cách thức nào phù hợp nhất sẽ giúp bạn chơi được nhanh nhất.